Tham Quan Coffee Starbuck

Quán cà phê Starbucks đầu tiên được thành lập tại số 2000 Western Avenue (Seattle, Washington) vào ngày 30 tháng 3 năm 1971 bởi 3 người: Giáo viên tiếng Anh Jerry Baldwin, giáo viên lịch sử Zev Siegl, và nhà văn Gordon Bowker. Đây cũng là thời điểm làm nên thương hiệu của hãng coffee danh tiếng như ngày nay của Mỹ nổi tiếng khắp các nước trên thế giới. Ngày nay, tại Việt Nam cũng có rất nhiều chi nhánh của hãng coffee này mà bạn có thể thưởng thức chất lượng tuyệt hảo của nó. Bạn cũng có thể sắm vé máy bay đi Seattle để khám phá nguồn gốc của coffee này đó nha.

Nguồn cảm hứng

Lấy cảm hứng từ Alfred Peet, người sáng lập thương hiệu Peet's Coffee & Tea, những người chủ sáng lập thương hiệu cà phê Starbucks ban đầu mua hạt cà phê xanh từ Peet's. Một thời gian sau, quán chuyển về số 1912 Pike Place, nơi mà bây giờ vẫn còn tồn tại, và họ cũng bắt đầu mua cà phê hạt trực tiếp từ các nông trại.


Starbucks có từ đâu

Ban đầu, hãng dự định lấy tên là Pequod, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Moby-Dick. Tuy nhiên, sau khi cái tên bị từ chối bởi một trong những người đồng sáng lập, hãng được đặt tên là Starbucks, một nhân vật trong tiểu thuyết trên.

Quá trình phát triển

Được thành lập vào ngày 30-3-1971 tại Seattle, Starbucks khi đó chỉ là một cửa hàng nhỏ chuyên bán cà phê hảo hạng và các thiết bị xay cà phê. Lịch sử của quán cà phê này đã thay đổi khi Howard Schultz – CEO lừng danh của Starbucks sau này – nhận ra ra tiềm năng của việc đưa phong cách phục vụ cà phê Ý đến với nước Mỹ.

Howard Schultz gia nhập hãng vào năm 1982 với vai trò Giám đốc hoạt động bán lẻ và tiếp thị. Sau một chuyến đi đến Milan, Ý, ông đã định hướng và đưa ra ý tưởng rằng hãng nên bán cả cà phê hạt cũng như cà phê xay. Các chủ sở hữu từ chối ý tưởng này, tin rằng việc vào kinh doanh đồ uống sẽ làm công ty đi ngược với định hướng của nó. Năm 1984, các chủ sở hữu ban đầu của Starbucks, dẫn đầu bởi Baldwin, nắm lấy cơ hội mua của Peet (Baldwin vẫn còn hoạt động ở đó).
Xem thêm: vé máy bay đi mỹ từ hãng hàng không United Airlines


Trong thập niên 1980, Starbucks đã mang đến những quyền lợi tốt nhất cho nhân viên của họ. những nhân viên pha chế bán thời gian không chỉ có bảo hiểm y tế, họ còn có quyền lựa chọn để mua cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, Starbucks cũng là mục tiêu của các vụ biểu tình về các vấn đề như chính sách công bằng thương mại, quan hệ lao động, tác động môi trường, quan điểm chính trị, và các hành vi phản cạnh tranh.

Starbucks hiện nay

Trải qua 40 năm gây dựng và phát triển, Starbucks không chỉ bó hẹp bản thân nó tại Seattle hay Mỹ, Thương hiệu cà phê Starbucks hiện có hơn 20.000 cửa hàng tại 61 quốc gia trên thế giới với 150.000 nhân viên. Nhân viên của hãng tại Mỹ có mức lương trung bình 8,8 USD một giờ và được đóng bảo hiểm cùng một số quyền chọn mua cổ phiếu. Hơn 65% cửa hàng của Starbucks được đặt tại Mỹ.


Khi Starbucks chào cổ phiếu ra công chúng lần đầu, doanh số của công ty đạt xấp xỉ 73 triệu USD. Chỉ trong một thời gian ngắn, Starbucks đã mua lại Best Coffee của Seattle, Coffee People, và Torrefazione Italia. Công ty cũng mua lại Tazo, Teavana, và Ethos để bổ sung dòng sản phẩm của mình. Hiện thương hiệu cà phê Starbucks phục vụ hơn 40 triệu khách hàng mỗi tuần và bán ra 4 tỷ cốc cà phê mỗi năm. Starbucks không có chính sách nhượng quyền thương hiệu và cũng không có ý định làm điều này trong tương lai.

Để trở thành đối tác kinh doanh của thương hiệu Starbucks, tiêu chí đặt ra cũng khá “chua”. Ngòai các yếu tố về năng lực kinh doanh và quản lý, đối tác được chọn thường là các sân bay, trung tâm thương mại, trường đại học và chuỗi nhà hàng nổi tiếng. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, thương hiệu cà phê Starbucks đã có mặt và trở thành một trong những điểm đến quen thuộc của nhiều tín đồ mê cà phê. Và một điều đặc biệt là sự kiện Starbucks bán cà phê Arabica Đà Lạt, Việt Nam trong các cửa hàng của họ và công bố cà phê Arabica Đà Lạt trở thành một trong 7 loại cà phê mà họ bán ở các cửa hàng trên toàn cầu.
Xem thêm: vé máy bay đi canada của hãng hàng China Airlines

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét